What is Enlightenment? — Khai Sáng là gì?

What is Enlightenment? Trong bài viết kinh điển vào năm 1784 với tựa đề và cũng là câu hỏi, triết gia lừng danh Immanuel Kant đã trả lời rằng:
Khai sáng bao gồm sự giải phóng của con người khỏi
+ những sự u mê non nớt tự tạo ra,
+ khỏi sự quy phục một cách “vô năng và nhút nhát” đôi với các giáo điều và hình thức của sự chuyên chế tôn giáo hay chính trị,
Mặc dầu vậy, khi ngày nay hỏi “What is Enlightenment”, cũng như mọi câu hỏi “What is” khác, việc tìm một câu trả lời duy nhất và đầy đủ nhất là không hề dễ dàng.

Sau đây tôi sẽ trình bày ý hiểu của mình, cũng như tổng hợp các ideas về Khai Sáng thông qua quá trình nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên idea gốc về khai sáng, các bạn có thể tham khảo bài báo gốc của Kant (trong ảnh).
Chúng ta sẽ thấy:
+ Các chủ đề và tư tưởng chính của khai sáng
+ Tại sao Khai Sáng chưa bao giờ xuât hiện ở những nơi văn hóa “nô lệ tư tưởng”, dù đó là nền văn minh trung hoa từng đi trước phương Tây hơn 1000 năm.
+ 1 chút liên hệ: 1 trong số những lý do đến bây giờ mà chúng ta vẫn còn chưa thể khai sáng?
Cách viết sẽ được tổng hợp, xem kẽ, không chia từng phần ở cả 3 ý trên.

*******

Tôi cho rằng chúng ta có thể thấy rằng Khẩu hiệu của Khai Sáng chỉ đơn giản là DÁM HIỂU, và yêu cầu cơ bản của khai sáng là Sự Tự Do Tư Tưởng và Ngôn Luận (Freedom of thought and speech).
“Bất kì ai hay thế hệ nào cũng không thể ngăn cản việc các thế hệ sau mở rộng, phát triển sự hiểu biết, nâng cao trí thức của họ, khắc phục và làm sạch các sai lầm của họ. Điều đó nếu xảy ra là một tội ác chống lại sự nhân bản, cái mà vận mệnh của nó gắn chặt với sự tiến bộ này”

** Lời Bình: Qua đây có thể thấy, ngay về mặt tư tưởng thì đã có thể thấy 1 lý do tại sao Khai Sáng chưa bao giờ xuất hiện ở các nền văn minh sử dụng triết lý Khổng Tử. Một triết lý ngăn cấm tự do tư tưởng và ngôn luận, ngăn cản việc mở rộng kiến thức và khắc phục sai lầm của tiền nhân. Các thế hệ hơn ngàn năm vẫn chỉ “nhại đi nhại lại” và Tin rằng điều đó là chân lý cao nhất. Đi ngược lại là phạm tội, dần dần người dân các quốc gia này tiến hóa theo xu hướng Thuần Phục. Đây là 1 lý do rất to lớn trong việc: Tại sao văn minh Trung Hoa phát triển trước phương Tây, nhưng đến TK17 trở đi thì Bị Bỏ xa hàng trăm năm. Đơn giản chỉ có 1: Tư Tưởng Khai Sáng đã đến với Tây Phương.

David Deutsh, nhà vật lý học, trong thế kỷ 21 cũng nói một điều tương tự như là để bảo vệ tư tưởng khai sáng:
“Nếu chúng ta dám hiểu, sự tiến bộ là khả dĩ ở tất cả các lĩnh vực, từ khoa học, chính trị, và cả đạo đức”

Chủ nghĩa lạc quan như lời của Deutsh bên trên có thể hiểu rằng:
— Mọi thất bại, mọi tội ác đều là do “Chưa đủ kiến thức”. Các vấn đề là không thể tránh khỏi, bởi vì kiến thức của chúng ta sẽ luôn luôn cách sự hoàn hảo rất xa. Một số vấn đề là khó, nhưng sẽ là một sai lầm đến đánh đồng các vấn đề khó với các vấn đề mà sẽ không thể giải quyết được. Đã gọi là vấn đề, hay bài toán, là phải giải quyết được. Và sự lạc quan là mỗi một “điều xấu xa” là một bài toán mà có thể giải quyết được.
— Một nền văn minh lạc quan chủ nghĩa là một nền Văn Minh Mở, và không hề e sợ trong việc cải tiến, và phải được dựa trên Văn Hóa Phản Biện

Tư tưởng này nghĩa rằng: Tri thức quan trọng nhất là Tri Thức về việc làm cách nào để Phát hiện và Loại bỏ các Sai Lầm.

Quay lại lịch sử. Khai sáng một cách chính thống thì diễn ra vào khoảng 2/3 phần sau của thế kỷ 18, mặc dầu nếu tính thì nó đã nhen nhúm từ thời Cách mạng Khoa Học và Kỷ Lý Tính (Age of Reason) vào thế kỷ 17, và thậm chí nó còn tiếp diễn đến nửa đầu thế kỷ 19 — thời kỳ hoàng kim của Khai Phóng Cổ Điển.

** Chia sẻ riêng: Classical Liberalism là thuật ngữ của nó. Nhiều học giả tây, gọi Nam Le là Liberal kiểu Classical Liberalism, chứ không phải Liberal theo nghĩa Liberal hiện tại ở đảng cánh tả ở Mĩ. Và đây chính là lý do tên của Page: Nam Le’s Liberal. Mục tiêu chính: Khai Sáng.

Vậy ở thời khai sáng, các thinkers, các nhà tư tưởng sẽ tư duy như thế nào? Các thinkers của khai sáng thách thức các “conventional wisdom”, những điều đã được “mặc định là đúng” là “tri thức chính thống”, để tìm ra một cách hiểu mới về điều kiện thích nghi của loài người. 4 mảng màu nội dung chính là: Reason (lý tính), science (khoa học), humanism (nhân sinh), và progress (tiến bộ).

1/ Trước tiên là reason, lý tính, hay lý trí. Reason là không thể thỏa hiệp. Reason cũng là điểm chung của bất cứ một thinker khai sáng nào, dù có thể giữa họ, giữa các trường phái triết học của họ có nhiều bất đồng. Tất cả điều quả quyêt rằng: Chúng ta phải tuân theo reason để có thể hiểu về thế giới, vũ trụ, và không thể đi ngược lại với việc sản sinh ra các ảo tưởng như là: Đức tin (faith), giáo điều (dogma), sự khải huyền (revelation), sự chuyên chế (authority), sự bói toán.

Một chút liên quan đến tôn giáo, vì 1 số thuật ngữ phân biệt mà tôi cũng muốn truyền tải đến những ai chưa biết về lĩnh vực này.

Tư tưởng tin vào Reason của Khai Sáng, việc tuân theo lý tính này, đã dần dần đưa xã hội Tây Âu dần dần tách khỏi ra khỏi các giáo lý thần giáo. Việc áp dụng lý tính đã cho thấy rằng các nền văn hóa khác nhau tin vào các đáng tối cao không trùng khớp với nhau cùng môt lúc, và tất cả các đấng tối cao này đều không kém cạnh nhau trong việc thể hiện rằng họ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhân loại.

Cũng chính từ những khởi phát tuy nhỏ nhưng có tính lan rộng này, cho đến thời ông nội Eramus Darwin, cũng là 1 nhà tư tưởng khai sáng, đến Charles Darwin tiếp nối và đi tìm lời giải đáp và vẽ 1 bức tranh đầy đủ nhất về sự hình thành muôn loài từ một xuất phát điểm chung rất nhỏ, dựa vào tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thinker ở thời khai sáng đều là người vô thần (atheist).
Một số là deist. Deist là những nhà Thần Luận , nhưng cho rằng vị thần tối cao này (vd, God) chỉ thiết lập các điều kiện căn bản của vũ trụ, giống như một lập trình viên thiết lập ra một mô phòng vũ trụ. Sau đó, vũ trụ sẽ tự hoạt động và phát triển, xuất phát điểm do thần nhưng qua trình phát triển là dựa vào các tương tác trong vũ trụ mà Thần sẽ Không Can Thiệp.
Đối ngược với Deist là các Theist, những người tin vào thuyết có thần, và tin rằng thần vẫn đang dõi theo và can thiệp vào các hiện tượng tự nhiên, hay trong cuộc sống. Có thể kể đến những người theo đạo công giáo, hay những người mê tín dị đoan, bói toán ở khu vực á châu, .v.v.
Một số gọi họ là Pantheists — là những người Chỉ sử dụng một cách tượng hình, chữ “God”, để chỉ “Laws of nature” — các quy luật tự nhiên.

Quay lại chuyện khai sáng và lý tính của nhân loại. Nhiều tác giả ngày nay nhầm lẫn việc Chấp nhận lý tính của khai sáng với việc tuyên bố khá mạnh bạo rằng: Con người là có lý trí hoàn hảo. Các thinker nổi tiếng của khai sáng như Kant, Spinoza, Hobbes, David Hume, Adam Smith — họ đều có thể được gọi là các nhà tâm lý học mặc dù thời đó tâm lý học chưa ra đời — đều nhận thức được rõ rằng: Lý trí chính là điểm yếu của nhân loại. Và lý tính là điều mà nhân loại phải hướng đến, thông qua học tập, tu dưỡng, và suy nghĩ.
(Nhớ lại 1 bài viết của tôi: Nói rằng có những dân tộc lý trí rất yếu. Tất cả do văn hóa và học tập còn hời hợt)

Và chính điều đó, đã dẫn đến cái gọi là: Khoa học (Science)

2/ Science hay còn được gọi là: Sự tinh chế các lý lẽ để hiểu thế giới. Cuộc cách mạng khoa học thực sự có tính chất cách mạng, theo cái nghĩa mà rất khó có thể cảm thụ được ngày nay, vì ngày nay các khám phá của nó đã trở thành một phần tự nhiên thứ 2 đối với hầu hết chúng ta.
Nhà sử học David Wooton có thể gợi cho chúng ta nhớ rằng: Một người Ăng-lê có giáo dục ở đầu thế kỷ 17 — kỷ cách mạng khoa học: Anh ta tin rằng các phù thủy có thể hô mưa gọi gió để đánh đắm tàu; tin rằng phù thủy Circe đã biến đoàn quân của Ô-đi-xê thành lợn..v.v..

Chỉ cần sau một thế kỷ, một hậu duệ của người đàn ông Ăng-Lê nói trên sẽ không còn tin vào bất kỳ điều gì bên trên. Đó không chỉ đơn thuần là sự giải thoát khỏi sự ngờ nghệch, mà còn là sự giải thoát khỏi nỗi sợ.
Nhà xã hội học Robert Scott lưu ý rằng ở thời kỳ trung cổ, niềm tin rằng có một thế lực siêu nhiên bên ngoài đã kiểm soát cuộc sống hàng này đã góp phần vào cho một chứng hoang tưởng sợ sệt một cách tập trung, bầy đàn.

Đối với các thinker khai sáng, việc thoát khỏi sự u mê và các đấng siêu nhiên đã cho thấy các điều mặc định là đúng của chúng ta sai lầm thế nào, và càng cho thấy các phương pháp của khoa học: Nghi ngờ, chủ nghĩa kiểm sai, Tranh Luận Mở (Open debate), kiểm chứng thực nghiệm — là một hình mẫu của việc Làm cách nào để có thể đạt được những tri thúc đáng tin cậy theo từng ngày.

** Bình: Những điều trên, 1 lần nữa lại không đến với nền văn minh Á Đông như Trung Hoa, vốn tôn thờ đạo Khổng, và các khu vực bị ảnh hưởng xung quanh. Đến tận thể kỷ 21, mà nhiều khu vực vẫn ngăn cấm: Sự Nghi Ngờ, Tranh Luận Mở, và thậm chí Kiểm Sai…Khi có quá nhiều thứ vẫn được Truyền từ Trên —> Dưới và mặc định là đúng. Điều này đến từ trong gia đình ra trường sở đến xã hội, chính trị.
Cho nên tôi vẫn nói: những người như trên, có đến với Khoa Học, cũng chỉ mang tinh chất “Thợ khoa học”, một “Anh làm thuê” khoa học. Nhưng chưa tiếp cận được cái Khai Sáng của Khoa học thực sự.

Tri thức này còn bao gồm cả việc Hiểu về chính chúng ta, nhân loại. Sư cần thiết phải có một “khoa học về con người” đã gắn kết các nhà tư tưởng khai sáng lại với nhau, dù họ bất đồng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm Montesquieu, Hume, Adam Smith, Kant, Condorcet, Diderot, Rousseau, Vico.

Họ đều tin rằng: Có một điều chung đó là Bản chất của nhân loại, và nó có thể được nghiên cứu một cách khoa học. Qua đó có thể thấy, các nhà tư tưởng khai sáng đều có thể được gọi là các Neuroscientists, hay các Psychologists, hay các Anthropologists theo nghĩa hiện tại dù ở thời của họ các ngành này còn chưa ra đời; hay nói không ngoa, chính các nhà tư tưởng khai sáng đã tạo nền móng cho các ngành ra đời sau này khi nghiên cứu về nhân sinh.

Điều này đã dẫn đến chủ đề số 3 của khai sáng: Nhân sinh (Humanism)

3/ Các nhà tư tưởng của thời đại lý tính và kỷ khai sáng đều nhìn ra một nhu cầu khẩn cấp là phải xây dựng một Nền Tảng Cơ Bản và Chặt Chẽ cho Đạo Đức.

Điều này là bởi họ đã nhận ra sự đau khổ của nhân sinh trong hàng thế kỷ thông qua các cuộc chiến tranh tôn giáo.

Họ đã thành lập ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là Humanism — hay chủ nghĩa nhân sinh — cái mà đưa ra Đặc Quyền cho hạnh phúc của mỗi cá nhân người đàn ông, phụ nữ, và những em nhỏ Lên Trên sự vinh quang của Bộ Lạc, Chủng Tộc, Tổ Quốc, hay Một Tôn Giáo bất kỷ. Họ nhấn mạnh, để có tiến bộ về nhân sinh, phải dựa vào 3 yếu tố: lòng trắc ẩn, sự cảm thông, và lòng thương người.

** Nhớ kĩ điều này, vô cùng quan trọng. Tư tưởng của khai sáng Nhấn Mạnh vào sự Hạnh Phúc của mỗi Cá Nhân, Hơn tất cả những thứ như giáo lý dân tộc chủ nghĩa, tôn giáo, bộ lạc (bao gồm cả gia đình). Điều này rõ ràng là đi ngược lại với tư tưởng và văn hóa Á Đông, văn hóa Collectivism — chủ nghĩa bộ lạc tập trung. Và các “ideology” sau này mà gán Lòng Yêu Nước, yêu dân tộc để làm công cụ cho chiến tranh trong thế kỷ 20, và còn tiếp diễn cho đến hôm nay. Nhân loại mà như vậy, là Đi Ngược Lại Khai Sáng.

Điều được ngụ ý trong tư tưởng vị nhân sinh này của khai sáng không chỉ bao gồm lên án bạo lực tôn giáo, mà còn bao gồm sự hung tàn, chủ nghĩa nô lệ, chế độ chuyên quyền, độc tài, sự trừng phạt bạo dâm, .v.v. Họ dự đoán rằng: Để có thể như vậy, chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận cái gọi là Cosmopolitanism — chủ nghĩa thế giới: Bao gồm việc truyền bá và phổ biến kiến thức, văn minh ra khắp thế giới. Dừng lại 1 chút, chú ý rằng đây chính là cái mà đã bị các nhà quyền lực bóp méo đôi chút, dùng nó để thực thi chính sách thực dân colonisation dưới danh nghĩa Khai Sáng Văn Minh. Tuy rằng, đúng là có “Khai Sáng” thật đấy, nhưng sự hung ác của nhân loại đã bóp méo tư tưởng cao đẹp này.

Thêm 1 điều nữa được nêu ra trong humanism, là Cosmopolitanism: Chủ nghĩa thế giới. Chấp nhận công dân của chúng ta trên thế giới. Hay chính là tiến đoán cho: Công dân toàn cầu ngày nay.

Với sự hiểu biết của chúng ta về thế giới ngày càng được tân tiến bởi khoa học, và sự thấu cảm được mở rộng thông qua lý trí và chủ nghĩa thế giới, nhân loại có thể tạo ra các tiến bộ về cả khoa học lẫn đạo đức. Điều này dẫn đến chủ đề thứ 4, đó là Tiến Bộ (Progress).

4/ Progress (sự tiến bộ)
Niềm tin về sự tiến bộ của khai sáng không nên bị đánh đồng với niềm tin ở thời lãng mạn thế kỷ 19 về các lực hay quy luật thần bí, sự đấu tranh, định mệnh, kỷ nguyên nhân loại, hay các quy luật Tiến Hóa (evolutionary forces) mà Dẫn Dắt nhân loại Tiến Lên Utopia (những điều không tưởng).

Như Immanuel Kant đã lưu ý về “Việc tăng tri thức, hiểu biết và làm sạch các sai lầm” chỉ ra một sự kết hợp của lý tính và nhân sinh. Nếu chúng ta theo dõi cách mà những định luật hay phương thức của chúng ta đang tiến hành, nghĩ về các cách để cải thiện chúng, thử chúng, và giữ lại những điều mà làm cho con người tốt đẹp lên, chúng ta có thể dần dần tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Khoa học về mặt bản chất là tuân theo quá trình này. Chính khoa học đã cho thấy rằng: Progress, sự tiến bộ, là khả thi, có thể đạt được.

Nhưng có thể thấy đối với các nhà tư tưởng khai sáng, “progress” mà không được định hướng bởi nhân sinh thì không phải là “progress”.
Thay vì việc định hướng và áp đặt một bản chất nhân loại, khai sáng hy vọng rằng các tiến bộ sẽ được tập trung vào các tổ chức của loài người, như là chính phủ, luật pháp, trường học, thị trường, và các thông ước quốc tế sẽ là các đối tượng tự nhiên cho việc áp dụng lý tính cho sự tốt đẹp lên của nhân loại.

Một lần nữa, khẳng định lại Bất cứ nơi nào, mà lý tính không được áp dụng vào các tổ chức của loài người, thay vào đó là sự chuyên chế, áp đặt, thì là đi Ngược với Khai Sáng, hay đi ngược lại Sự tiến bộ Nhân Sinh.
……

******
Còn rất rất dài. Sẽ chia sẻ dần dần. Bài viết tạm thời dừng ở đây, để chúng ta cùng cảm thụ, suy ngẫm, trao đổi. Mỗi cá nhân, hãy dẹp bỏ sự tự ái, tự ti của sự ngu dốt và u mê, tự xem lại: Chúng ta đã khai sáng chưa, hay Còn Xa lắm với khai sáng. Nếu nhận ra được, thì vẫn còn nhiều cách để cứu vãn.

Khai sáng chỉ có thể có được thông qua giáo dục ở trình độ cao, cả giáo dục khoa học lẫn giáo dục nhân bản. Phải tiếp thu văn hóa khai phóng, và critical thinking là điều bắt buộc để tiếp nhận tư tưởng khai sáng, của sự tiến bộ.

Dù là Âu hay Á, nhân loại ngày nay đều cần được Khai Sáng 🙂

Những tư tưởng của khai sáng đã được triển khai ở Tây Âu, tạo nên sự thịnh vượng và thống trị thế giới của phương Tây trong hàng thế kỷ qua (sau này chuyển qua Mĩ). Một số đã được Ngấm vào văn hóa xã hội, 1 số “điều cơ bản” thì được ngấm vào chương trình giáo dục phổ thông. Nhưng đó là văn hóa xã hội mà thôi.
Còn xét về ngày nay, tư tưởng khai sáng hầu như ít được dạy trong chương trình phổ thông. Ai muốn biết thì phải học tập, nghiên cứu, giáo dục bản thân, hoặc có thể trải qua các chuyên ngành triết học ở bậc đại học, sau đại học.

Đây là nói đến cả một nền văn hóa, một nền văn minh, chứ không xét đến một cá nhân cụ thể khi so sánh 2 bên.

Tất cả đến từ giáo dục. Tầng lớp lao động, hay bình dân ở phương Tây ngày nay bản chất cũng vật lộn với cuộc sống, cũng chẳng rõ Khai sáng là gì nhiều đâu. Nhưng may mắn thay, xã hội của họ vẫn có những tầng lớp ở đẳng cấp trên, bao gồm quý tộc, trí thức tư sản, những người có nền tảng giáo dục cá nhân rất cao, và họ vẫn đang vận hành xã hội theo con đường khai sáng, để hỗ trợ cả một xã hội.

Điều này là khác biệt ở các quốc gia thứ 3, hay các quốc gia độc tài, hoặc các quốc gia ảnh hưởng văn hóa Á Đông “cổ hủ”, nhất là quốc gia nào ảnh hưởng văn hóa Nho Khổng — một văn hóa dành cho những Nô Lệ. Nô lệ ở đây là Nô Lệ Tư Tưởng. Nô Lệ, thì không bao giờ nhận ra, và có được khai sáng, dù có đang công tác như một giáo sư hay tiến sĩ.

Sự khác biệt lớn nhất ở các quốc gia phát triển phương Tây và phương Đông, không nằm ở tầng lớp trung lưu bình dân hay lao động. Bởi thực tế, họ đều như nhau (theo 1 nghĩa lỏng lẻo nào đó). Mặc dù 1 số bạn “Tây” (tây xịn, hay tây nhập cư không rõ) có thể Cáo Mượn Oai Hùm, mượn cái Oai của xã hội văn minh của họ để nói lên cái văn minh của cá nhân. Mà theo tôi không phải. Tôi tiếp xúc với nhiều tầng lớp bình dân trung lưu ở Tây, họ cũng lầm lũi làm ăn mà thôi.

Sự khác biệt lớn nhất đến ở tầng lớp Dãn Dắt Xã Hôi, Tinh Hoa. Tinh Hoa Phương Tây đã có Khai Sáng. Còn “được gọi là Tinh Hoa” ở các quốc gia như Tầu, Việt…thì vẫn chỉ như một tầng lớp Lầm Lũi.
Chính vì Tinh Hoa không có Khai Sáng, nên xã hội vẫn còn Lầm Lũi. 1 xã hội không thể khai sáng. Dân Trí còn thấp. Hãy chấp nhận sự thật đau thương này.

Và vì vậy, hãy tham gia với cộng đồng khai sáng 🙂

Xin dừng tại đây. Vì càng nói càng dài, và càng không thể dừng 🙂

Image may contain: 1 person, text

Bình luận về bài viết này